Đại học Hoa Sen – HSU

Ngành Kinh tế thể thao

MÃ TRƯỜNG: HSU

MÃ NGÀNH: 7310113

Nếu bạn tìm kiếm một ngành học thỏa mãn được sự đam mê thể thao, và cả niềm yêu thích lĩnh vực kinh tế, thì bạn đừng bỏ qua một ngành học vô cùng mới mẻ và hấp dẫn: Ngành Kinh tế thể thao.

Kinh tế thể thao là ngành học mới tại Việt Nam và chưa có nhiều trường đại học mở ngành này. Đại học Hoa Sen là một trong ít trường đưa ngành kinh tế thể thao vào chương trình đào tạo và đang nhận được sự quan tâm của đông đảo thí sinh. 

Chương trình học

Ngành Kinh tế thế thao có 03 chuyên ngành:

  • Quản lý các loại hình kinh doanh thể thao;
  • Quản lý Chăm sóc sức khỏe;
  • Quản trị truyền thông và Marketing thể thao.

Chương trình đào tạo ngành Kinh tế thể thao hướng tới mục đích đào tạo ra những cử nhân có chất lượng, thái độ, đạo đức nghề nghiệp tốt, năng lực chuyên môn cao, có kiến thức chuyên sâu về cơ cấu tổ chức và hoạt động của các loại hình thể thao hiện đại, cách thức vận hành và quản lý trong lĩnh vực kinh tế thể thao, vận dụng kỹ năng liên quan đến quản trị, tiếp thị, tài chính và kinh tế trong các lĩnh vực kinh doanh thể thao.

Trang bị kỹ năng và năng lực chuyên môn: Hiểu về ngành Kinh tế thể thao, quản lý và kinh doanh dịch  vụ thể thao; Quản lý, vận hành kinh  doanh câu  lạc  bộ thể  thao; Chuyên  viên tư vấn tài chính và khai thác thị trường thể thao; Quản lý truyền  thông, tổ chức sự kiện thể thao…

Tại diễn đàn Thể thao Việt Nam 2022, các chuyên gia cho rằng Kinh tế thể thao chính là các hoạt động sản xuất, kinh doanh trang thiết bị, hàng hoá thể thao đóng góp quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, đem lại nguồn thu làm tăng nhu cầu việc làm trong xã hội, tăng năng suất trong xã hội, đồng thời tạo ra những giá trị xã hội tích cực. Với sự phát triển bùng nổ về truyền thông, công nghệ thông tin và tăng trưởng kinh tế ở nước ta, các loại hình kinh tế thể thao có điều kiện gia tăng mạnh mẽ. Chính vì thế, ngành học này hứa hẹn có nhiều tiềm năng phát triển và rộng mở cơ hội việc làm.

Tại Mỹ, mức lương trung bình của nhân viên làm việc trong lĩnh vực kinh doanh thể thao dao động từ 91,000 $  đến 252,000 $/năm, tùy theo vị trí công việc, kinh nghiệm và cấp bậc.Tại Việt Nam, sinh viên mới tốt nghiệp có thể kiếm được 20 triệu đồng/tháng với nhiều vị trí công việc trong lĩnh vực thể thao như Kinh doanh các sản phẩm thể thao, Quản lý kinh doanh công trình thể thao, Phát triển kinh doanh mô hình CLB, Tổ chức giải đấu thể thao nghiệp dư và chuyên nghiệp; Phát triển kinh doanh du lịch thể thao, thể thao giải trí; Quản lý CLB thể thao ở trường quốc tế và trường đại học,…

Cơ hội nghề nghiệp

Sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể công tác tại các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ TDTT, trường học, trung tâm TDTT, câu lạc bộ TDTT… Nhiều vị trí, cơ hội làm việc hấp dẫn trong các doanh nghiệp, tổ chức, hiệp hội thể thao hay resort, khách sạn, các công ty truyền thông, sự kiện như:

  • Giám đốc kinh doanh Thể thao;
  • Chuyên viên kinh doanh và quản lý phòng Gym, CLB thể thao chuyên nghiệp;
  • Chuyên viên quản lý khu thể thao ở khách sạn và Resort;
  • Chuyên viên quản lý bán hàng hóa dụng cụ, trang thiết bị thể thao;
  • Chuyên viên quản lý và kinh doanh công trình thể thao, CLB thể thao trường học;
  • Chuyên viên đàm phán và nghiên cứu thị trường thể thao;
  • Chuyên viên tổ chức sự kiện thể thao;
  • Chuyên viên kinh doanh sự kiện, hội nghị, hội thảo.

“Tại một số quốc gia như Mỹ, Trung Quốc, Đức, Anh, Pháp,.. Thể thao được xem như là một ngành kinh tế như những ngành Kinh tế khác. Ngành Kinh tế thể thao  đóng góp từ 2-2.5% GDP. Hoạt động thể thao tạo công ăn, việc làm, thu nhập và mang lại doanh thu lớn so với nhiều ngành khác.  Tại Việt Nam, TDTT đang được xem như là một lĩnh vực hoạt động xã hội mang tính phi kinh tế , phi kinh doanh.. “

– Ông Mai Bá Hùng, Phó GĐ Sở VH-TT TPHCM phát biểu tại Hội thảo Kinh tế thể thao tại HSU.

Facebook Youtube Tiktok Zalo