Ngành Công nghệ thông tin Đại học Hoa Sen đào tạo sinh viên trở thành chuyên gia công nghệ với tư duy phân tích, năng lực lập trình và khả năng thiết kế – triển khai giải pháp số. Chương trình học cập nhật xu hướng AI, dữ liệu lớn, bảo mật, điện toán đám mây… giúp người học đáp ứng nhanh nhu cầu thực tiễn từ doanh nghiệp và xã hội.Tổng quan chương trình đào tạo
Công nghệ thông tin (CNTT) hiện diện trong mọi lĩnh vực: từ doanh nghiệp, y tế, tài chính, giáo dục đến đời sống thường nhật với các thiết bị thông minh, hệ thống tự động hóa và nền tảng số. Trước nhu cầu số hóa mạnh mẽ, vai trò của chuyên gia CNTT ngày càng quan trọng – không chỉ là lập trình viên hay kỹ sư phần mềm, mà là người hiểu rõ bài toán thực tế, từ đó đề xuất, thiết kế và triển khai các giải pháp công nghệ tối ưu, an toàn và hiệu quả.
Theo học ngành CNTT, sinh viên có thể phát triển sự nghiệp ở nhiều vị trí: lập trình, quản trị mạng, phân tích dữ liệu, AI, bảo mật, hệ thống ERP,… Để đáp ứng yêu cầu thị trường, người học cần trang bị vững kiến thức về lập trình, cơ sở dữ liệu, mạng máy tính, cùng tư duy logic, kỹ năng giải quyết vấn đề và khả năng cập nhật công nghệ mới. Đây là ngành học dành cho những ai muốn kiến tạo giải pháp công nghệ cho xã hội số.
Năng lực đầu ra
- Khả năng tham gia vào quá trình tin học hóa các hệ thống thông tin cũng như xây dựng phần mềm phục vụ cho các đơn vị, cá nhân
- Năng lực tư duy, có tầm nhìn tổng thể và xuyên suốt quá trình xây dựng hệ thống phần mềm
- Kỹ năng tự nghiên cứu, thử nghiệm, ứng dụng các kỹ thuật công nghệ mới đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành nghề và xã hội
- Khả năng làm việc theo nhóm, giao tiếp tốt, tư vấn thuyết phục nhiều đối tượng thuộc nhiều ngành nghề khác nhau
Tố chất phù hợp theo học ngành Công nghệ thông tin (IT) ?
- Sự yêu thích và có niềm đam mê công nghệ, ngành học
- Khả năng tư duy logic, ngoại ngữ tốt
- Tỉ mỉ và kiên trì
- Khả năng phân tích
- Sự kiên trì và ham học hỏi
Lộ trình học ngành Công nghệ thông tin tại Đại học Hoa Sen
Kiến thức giáo dục đại cương
- Lý luận Mác – Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh
- Pháp luật đại cương
- Toán – Tin học – Khoa học tự nhiên – Công nghệ – Môi trường
- Ngoại ngữ
- Thực tập nhận thức
Kiến thức cơ sở
KIẾN THỨC CƠ SỞ
- Nhập môn lập trình
- Cấu trúc dữ liệu và giải thuật
- Lập trình Hướng Đối Tượng
- Hệ thống máy tính
- Mạng máy tính cơ sở
- Lý thuyết hệ điều hành
- Cơ sở dữ liệu
- Hệ quản trị cơ sở dữ liệu
KIẾN THỨC NGÀNH CHÍNH
- Phân tích thiết kế hướng đối tượng
- Phân tích và thiết kế giải thuật
- Công nghệ phần mềm
- Kỹ thuật thu thập yêu cầu phần mềm
Kiến thức chuyên ngành
- Học phần bắt buộc: Kiến trúc phần mềm, Quản trị dự án phần mềm, Trí tuệ nhân tạo, Thực hành CNTT, Đồ án lập trình và chuyên ngành.
- Học phần tự chọn: Máy học, Khai phá dữ liệu, Lập trình AI, Phát triển ứng dụng thương mại điện tử, Xử lý ngôn ngữ tự nhiên, và các môn tự chọn khác.
3 Hướng ngành:
- Công nghệ ứng dụng và Khoa học dữ liệu: Dữ liệu lớn, Hadoop, Kho dữ liệu, NoSQL, Phân tích dữ liệu.
- Phát triển và đảm bảo chất lượng phần mềm: Phát triển phần mềm, Web, Di động, Kiểm thử, Quản lý chất lượng, Phát triển game.
- Internet of Things & Blockchain: Ứng dụng IoT, Blockchain, Hệ thống nhúng, Ứng dụng đám mây.
Thực tập / Khóa luận tốt nghiệp
Sinh viên chọn 1 trong 2 hình thức sau:
- Thực tập tốt nghiệp: 9 tín chỉ
- Làm khóa luận tốt nghiệp (nếu điểm TBTL >= 2.8): 9 tín chỉ
Ưu điểm chương trình
- Chất lượng kiểm định quốc tế: Chương trình đạt chuẩn AUN-QA, khẳng định chất lượng đào tạo theo tiêu chuẩn khu vực.
- Lộ trình học tập đa dạng, bám sát xu hướng: Sinh viên được lựa chọn chuyên sâu theo các hướng Công nghệ hiện đại 4.0, Phát triển ứng dụng, An toàn thông tin – những lĩnh vực đang dẫn đầu trong ngành CNTT.
- Học đi đôi với thực tiễn: Đồ án môn học gắn liền với nhu cầu doanh nghiệp, kết hợp các sân chơi công nghệ hấp dẫn như cuộc thi lập trình, hội thảo chuyên sâu, các buổi tập huấn kỹ năng.
- Trải nghiệm thực tập thực tế: Sinh viên có hai đợt thực tập quan trọng tại doanh nghiệp vào cuối năm 2 và cuối năm 4, tích lũy kinh nghiệm trước khi ra trường.
- Mạng lưới đối tác là những “Ông lớn” ngành Công nghệ gồm AWS, Gameloft, TMA Solutions, Harvey Nash, BOSCH, DXC Technology, FPT, KMS, VNG, mang đến nhiều cơ hội nghề nghiệp rộng mở.
- Đội ngũ giảng viên tận tâm, giàu kinh nghiệm: Không chỉ giỏi chuyên môn, giảng viên còn có kinh nghiệm thực tiễn phong phú, giúp sinh viên tiếp cận kiến thức theo hướng ứng dụng và đổi mới sáng tạo.
Cơ hội nghề nghiệp
Cụ thể sinh viên có năng lực để làm việc tại các vị trí, chức danh sau:
- Lập trình phát triển ứng dụng
- Kỹ sư hệ thống phần mềm
- Kỹ sư hệ thống thông tin
- Chuyên viên phân tích, xử lý dữ liệu
- Quản trị các hệ cơ sở dữ liệu
- Kỹ sư nghiên cứu và phát triển dự án CNTT
- Quản lý dự án phần mềm và CNTT
- Chuyên viên phân tích nghiệp vụ
- Chuyên viên phân tích, thiết kế hệ thống thông tin
Hoạt động trải nghiệm sinh viên ngành Công nghệ thông tin
Trở thành sinh viên ngành Công nghệ thông tin trường Đại học Hoa Sen, bạn sẽ có cơ hội tham gia nhiều hoạt động trải nghiệm, ngoại khóa sôi nổi, bổ ích và thiêt thực thông qua những hoạt động như HSU Programming Challenge, CLB Hoa Sen Gaming, CLB Runway, CLB Flybug, các chuỗi workshop, talkshow chuyên đề, tham quan kết nối doanh nghiệp, sân chơi trải nghiệm qua các cuộc thi Mobile App Challenge 2024, Sam Sung Innovation Challenge 2024…
Cuộc thi “HSU Programming Challenge”

Sự kiện “THINKVERSE” của Khoa Công nghệ thông tin HSU phối hợp cùng Intel


CHUYÊN ĐỀ “ỨNG DỤNG KỸ NĂNG SỐ CHO SINH VIÊN”

Talkshow “THE OPPORTUNITIES AND THREATS OF AI”



Trải nghiệm thực tế tham quan doanh nghiệp




Nhu cầu thị trường ngành Công nghệ thông tin
Theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông, ngành Công nghệ Thông tin (CNTT) tại Việt Nam đang có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ, đóng góp khoảng 14,3% GDP vào năm 2023. Với xu hướng chuyển đổi số, tự động hóa và trí tuệ nhân tạo (AI), nhu cầu nhân lực ngành CNTT không ngừng gia tăng trong mọi lĩnh vực, từ tài chính, thương mại điện tử đến y tế, giáo dục và sản xuất:
- Theo Báo cáo Vietnam IT Market Report 2024 của TopDev, Việt Nam cần khoảng 530.000 nhân sự CNTT nhưng nguồn cung chỉ đáp ứng được 57% nhu cầu.
- Dự báo đến năm 2025, Việt Nam thiếu hụt hơn 500.000 kỹ sư CNTT mỗi năm.
- Các công ty công nghệ lớn như FPT, Viettel, VNPT, VNG, Samsung R&D liên tục tuyển dụng lập trình viên, kỹ sư dữ liệu, chuyên gia an ninh mạng với mức lương hấp dẫn.
- Xu hướng làm việc từ xa cũng tạo cơ hội cho nhân sự CNTT Việt Nam tham gia vào thị trường toàn cầu, nhận dự án từ các công ty nước ngoài với mức thu nhập cạnh tranh.
Khảo sát của VietnamWorks 2025 trên 1.000 doanh nghiệp công nghệ cho thấy vị trí đang có nhu cầu cao tuyển dụng gồm:
- Lập trình viên backend/frontend (22,5%)
- Chủ sở hữu sản phẩm/quản lý sản phẩm/quản lý dự án (product owner/product manager/project manager) (15,7%)
- Kỹ sư kiểm soát chất lượng/đảm bảo chất lượng QC/QA (13,1%)
- AI engineer (13,1%)
Đáng chú ý, khảo sát mới được Navigos Group thực hiện còn chỉ ra rằng, phần lớn doanh nghiệp sẵn sàng trả mức lương của nhân sự mảng AI cao hơn so với các vị trí khác dành cho nhân sự CNTT.

Cụ thể, 43,7% doanh nghiệp cho biết mức lương họ chi trả cho nhân sự mảng AI cao hơn từ 10% đến 20%, và 18,4% đơn vị phản hồi rằng mức lương nhân sự AI của họ cao hơn từ 20% đến 50%.
“Chào mừng đến với Khoa Công nghệ thông tin, nơi các bạn sẽ tìm thấy một môi trường học tập năng động và kích thích sáng tạo. Tại đây, chúng tôi sẽ cùng các bạn phát triển những kiến thức và kỹ năng cần thiết, giúp các bạn đứng vào hàng ngũ những nhà khoa học kỹ thuật trẻ, những thành viên quan trọng trong sự phát triển của xã hội hôm nay và tương lai.”
TS. Lê Đình Phong- Trưởng khoa Khoa Công nghệ thông tin HSU
“Công nghệ thông tin nói chung đã và đang là xu hướng phát triển tương lai, đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp mới đang dần hình thành tại Việt Nam. Không giống như những ngành khác, để cạnh tranh với thị trường, tôi phải nỗ lực không ngừng, liên tục học hỏi những cái mới. Hoa Sen chính là nơi để tôi thực hiện những điều đó bằng cách thử thách bản thân bằng đề tài mới và khó ở các đồ án, bài tập lớn.”
LƯU TẤN NGUYÊN – Cựu sinh viên