Đại học Hoa Sen – HSU

Ngành Phim

MÃ TRƯỜNG: HSU

MÃ NGÀNH: 7210304

Giới thiệu chương trình

Trong bối cảnh nền công nghiệp điện ảnh đang phát triển nhanh ở Việt Nam và thế giới, Ngành Phim trường Đại học Hoa Sen muốn đón đầu nhu cầu nhân lực chất lượng cao cho điện ảnh bằng cách tìm kiếm và đào tạo thế hệ đạo diễn và nhà làm phim mới giàu tham vọng, hiểu biết về thị trường, văn hoá xã hội, có kỹ năng sáng tạo và thích ứng được với sự thay đổi của công nghệ và môi trường làm việc.

Sinh viên thực hiện phim bài tập 

Ưu điểm chương trình:

  • Đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm, đang trực tiếp hoạt động trong nền công nghiệp điện ảnh, là tác giả của những bộ phim được ghi nhận ở thị trường trong nước và quốc tế.
  • Chương trình kết hợp giữa kiến thức nền tảng về khoa học xã hội, nghệ thuật, điện ảnh và nhấn mạnh vào kỹ năng kể chuyện và thực hành; 
  • Sinh viên được trang bị kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm về nghệ thuật, kỹ thuật, công nghệ trong việc làm phim, bao gồm: kịch bản, đạo diễn, quay phim, dựng phim và sản xuất; thể loại, phong cách phim và quy trình sản xuất; 
  • Sinh viên thực hiện ít nhất 5 dự án phim trong quá trình học, qua đó, lựa chọn vị trí chuyên môn qua các lớp sản xuất, rèn luyện kỹ năng nâng cao và xây dựng phong cách cá nhân; 
  • Chất lượng đào tạo được khẳng định qua các giải thưởng của sinh viên tại các liên hoan phim trong nước và quốc tế trong nhiều năm qua.
Buổi chiếu phim cuối kỳ của sinh viên Hoa Sen.

Chương trình học

  • Trang bị kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm về nghệ thuật, kỹ thuật, công nghệ trong việc làm phim, bao gồm: kịch bản, đạo diễn, quay phim, dựng phim và sản xuất; thể loại, phong cách phim và quy trình sản xuất;
  • Kết hợp giữa kiến thức nền tảng về khoa học xã hội, nghệ thuật, điện ảnh và thực hành;
  • Trong 2 năm đầu, sinh viên thực hành qua các vị trí sáng tạo trong đoàn phim: biên kịch, đạo diễn, quay phim, dựng phim và sản xuất. Từ năm thứ 3, sinh viên lựa chọn vị trí chuyên môn qua các lớp sản xuất, rèn luyện kỹ năng nâng cao và xây dựng phong cách cá nhân;
  • Sinh viên còn được tiếp xúc thực hành các loại hình phim nhiều tập, phim tài liệu, thể nghiệm và các loại hình truyền thông nghe nhìn khác.
  • Một số môn học tiêu biểu: Dẫn nhập ngôn ngữ hình ảnh và âm thanh; Điện ảnh và tâm lý; Văn học và điện ảnh; Nhập môn biên kịch ; Nghiệp vụ đạo diễn; Nghiệp vụ quay phim; Sản xuất phim truyện; Xưởng phim tài liệu và thể nghiệm; Diễn xuất cho người làm phim; Sản xuất phim nhiều tập; Chuyên đề điện ảnh Châu Á 

Cơ hội nghề nghiệp

  • Đạo diễn, biên kịch, quay phim, dựng phim, sản xuất,…
  • Tham gia công tác tại các hãng phim, công ty sản xuất truyền thông nghe nhìn, đài truyền hình,…
  • Mở công ty, doanh nghiệp chuyên về sản xuất, kinh doanh phim và các sản phẩm truyền thông nghe nhìn trên các nền tảng truyền thống và trực tuyến.

Lưu ý: Đối với thí sinh xét tuyển vào ngành Phim, thí sinh phải nộp kèm thêm ấn phẩm Portfolio cá nhân khi đăng ký xét tuyển

Yêu cầu portfolio:

1. Nguyện vọng cá nhân: Bài luận cá nhân dài khoảng 1000 từ trình bày sơ lược về bản thân và lý do muốn theo học tại ngành Phim.

Gợi ý: Bạn là người như thế nào? Bạn đã từng có những trải nghiệm thú vị? Điều gì thôi thúc bạn kể chuyện? Tố chất nào khiến bạn trở thành một người kể chuyện bằng hình ảnh và âm thanh khác biệt? Điều gì khiến bạn quyết tâm theo đuổi việc làm phim? 

2. Chọn 1 trong 3 hình thức:

a. 10 – 15 bức hình được sắp xếp theo thứ tự, qua đó kể một câu chuyện

b. 2 – 3 trang sáng tác truyện ngắn hoặc 5 trang kịch bản phim ngắn

c. Phim/ Video ngắn dưới 5 phút thể hiện khả năng kể chuyện và góc nhìn của người thực hiện 

Gợi ý: Hãy tìm một câu chuyện thôi thúc bạn muốn kể và bạn là người kể hay nhất với cách kể và góc nhìn riêng của bản thân

Định dạng: file pdf cho lựa chọn a và b, file mp4 cho lựa chọn c 

Tất cả các sản phẩm nộp phải là sản phẩm nguyên bản và hoàn chỉnh được thực hiện bởi thí sinh. 

Facebook Youtube Tiktok Zalo