Hoa Sen University

Credit room management at banks in Vietnam

Dr. Phung Thai Minh Trang – Dean of the Faculty of Finance – Banking gave an interview on credit room management at banks and forecasted interest rates for the last 6 months of 2022. The interview was published on Cafef.vn: and presented below:

https://cafef.vn/room-tin-dung-han-che-lai-suat-dau-vao-tang-cac-ngan-hang-se-bi-anh-huong-the-nao-20220615231102226.chn

Theo Ngân hàng Nhà nước, đến ngày 9/6/2022, tín dụng tăng 8,15% so với cuối năm 2021, tăng 17,09% so với cùng kỳ năm 2021, phù hợp với diễn biến tích cực hơn của nền kinh tế. Trước đó, tính đến ngày 27/5, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống đạt 7,75% so với cuối năm 2021. 

Như vậy, tín dụng toàn nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng mạnh gần đây dù rằng không ít ngân hàng đã tiêu hết quota tăng trưởng từ cuối quý 1.

Mong mỏi được nới room tín dụng

Theo TS. Phùng Thái Minh Trang, Trưởng khoa Tài chính Ngân hàng – Trường Đại học Hoa Sen, việc hết room sớm từ cuối quý 1 trong khi Ngân hàng Nhà nước vẫn chưa cấp hạn mức mới sẽ không ảnh hưởng nhiều đến kết quả kinh doanh của các ngân hàng. Vì bên cạnh nguồn thu từ hoạt động tín dụng, các nhà băng cũng đã và đang phát triển thu nhập từ các dịch vụ khác.

Tuy nhiên, có một số điều cần phải lưu ý, đó là trong bối cảnh nền kinh tế phục hồi sau đại dịch, việc hết room có thể tạo ra những khó khăn nhất định cho các doanh nghiệp trong việc tiếp cận với nguồn tín dụng để nhanh chóng quay lại sản xuất. Từ đó, gián tiếp tạo ra áp lực lên chất lượng của các khoản vay của các ngân hàng.

Ngân hàng Nhà nước trong năm ngoái đặt kế hoạch tăng trưởng tín dụng là 12% và cũng đã có một đợt nới room để các ngân hàng có thể đạt được chỉ tiêu này. Trong năm nay, mục tiêu tăng trưởng tín dụng là 14%, đây là mức tăng được đánh giá tương đối cao trong nhiều năm trở lại đây. Vì thế, chuyên gia tin tưởng rằng có thể sẽ tiếp tục có một đợt nới room trong thời gian tới.

Room tín dụng hạn chế, lãi suất đầu vào tăng, các ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng thế nào? - Ảnh 1.

TS.Phùng Thái Minh Trang

“Năm 2022, nền kinh tế Việt nam dần phục hồi sau đại dịch COVID-19. Các doanh nghiệp cần vốn để phát triển sản xuất và kinh doanh. Do đó, việc đề xuất NHNN nới room tăng trưởng tín dụng cho ngân hàng là cần thiết. Tuy nhiên, việc nới room sẽ phải diễn ra theo nguyên tắc đảm bảo kiểm soát lạm phát, ổn định vĩ mô. Việc các ngân hàng được cấp thêm quota nhiều hay ít sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố và tùy ngân hàng. Theo quan sát hồi năm ngoái, các ngân hàng có hoạt động an toàn và lành mạnh sẽ có ưu thế hơn trong việc nới room” – Bà Trang nhận định về tình hình room tín dụng thời gian tới.

Áp lực tăng lãi suất cho vay 

Ở một diễn biến khác, dù rằng việc hết room tín dụng diễn ra ở không ít các ngân hàng, tuy nhiên mặt bằng lãi suất huy động lại được đẩy lên trong khoảng 2 tháng trở lại đây. Hiện lãi suất tới 7%/năm cho các kỳ hạn dài đã không còn hiếm gặp, thậm chí còn tới 7,5%/năm.

TS. Phùng Thái Minh Trang cho rằng, việc tăng lãi suất thời gian qua không chỉ diễn ra ở lãi suất huy động mà còn cả ở lãi suất đầu ra.

Cụ thể, việc lãi suất đầu vào tăng chủ yếu là do các ngân hàng đón đầu dòng tiền rời khỏi thị trường bất động sản và chứng khoán khi các thị trường này không còn quá màu mỡ như trước.

Việc lãi suất đầu ra tăng một phần cũng là do quy luật cung cầu. Tín dụng như một loại hàng hóa đặc biệt. Thời gian qua, nguồn cung của loại hàng hóa này không còn rộng rãi như trước. Chính vì thế mà người mua phải sẵn sàng trả cao hơn để có thể tiếp cận được chúng.

Bên cạnh các yếu tố cung cầu, lạm phát cũng là một tác nhân thúc đẩy lãi suất nhích lên thời gian qua.

Chi tiết hơn, chuyên gia cho biết, khi lạm phát xảy ra, các ngân hàng sẽ phải cân nhắc đến những hành động để bảo vệ lợi ích của người gửi tiền, một trong số đó sẽ là tăng lãi suất huy động. Để duy trì được biên lợi nhuận, các nhà băng sẽ phải tính đến việc nâng lãi suất đầu ra cho vay. Tuy nhiên, việc này sẽ có một độ trễ và giới hạn nhất định.

Mặt khác, việc điều chỉnh tăng lãi suất cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của người đi vay. Từ đó mà chất lượng danh mục cho vay của các ngân hàng cũng có khả năng bị ảnh hưởng.

Bên cạnh đó, lạm phát tăng cao cũng có những ảnh hưởng nhất định đến nền kinh tế như tiêu dùng giảm vì giá cả tăng cao dẫn đến doanh nghiệp thu hẹp sản xuất, kéo theo thất nghiệp tăng, nhu cầu tín dụng giảm… Các ngân hàng cũng có thể gián tiếp bị ảnh hưởng bởi các diễn biến vĩ mô bất lợi này.

Bài viết liên quan

[TALKSHOW “POTENTIAL RISKS & OPPORTUNITIES OF REAL ESTATE MARKET” – OPEN FORM FOR REGISTRATION]
[DEMO CLASS] OPPORTUNITY TO BECOME A BILLIONAIRE!!!
APPLY FOR ADMISSION AT HOA SEN UNIVERSITY NOW!!!
Webinar “Gen Z: Proper understanding – standard selection in the Accounting – Auditing” 
[JOB OPPORTUNITY]
[SUPER HOT] REGISTER TO JOIN VNPAY COMPANY TOUR!!!
[RECAPREMING WORKSHOP] ROAD TO BIG4 
When coming to this exchange, we will be chaired by:
A.I HOW DOES THE ACCOUNTING AND FINANCIAL PROFIT BE AFFECTED?
INTERNSHIP POSITION AT SHINHAN BANK
WHY FINTECH INDUSTRY – FINANCIAL TECHNOLOGY IS A TRENDING INDUSTRY?
BEHIND THE DATA RESULTS 2023
INFORMATION OF THE FINAL OF THE COMPETITION BEHIND THE DATA PROJECT
[RECAP FIELD-TRIP] KPMG & ACCA
ACCOUNTING – A career that NEVER “OUTDATES”?
FIELD TRIP TO KMPG OFFICE WITH ACCA PARTICIPATION
RECAP ANNOUNCES THE PROFESSIONAL FINANCIAL ANALYST 2023
THE PROFESSIONAL FINANCIAL ANALYST FINANCIAL FINAL FINANCIAL FINANCIAL ANALYST 2023
WORKSHOP ABOUT FINANCIAL ANALYSIS WORKS
WAIT FOR ICGD INTERNATIONAL CONFERENCE 2023: OPPORTUNITIES AND CHALLENGES IN THE NEW NORMAL
THE PROFESSIONAL FINANCIAL ANALYST OFFICIAL ANNOUNCEMENT
CAREER OPPORTUNITIES AT ZAFAGO AGENCY
[𝐑𝐄𝐂𝐀𝐏] BEHIND THE DATA FINAL
[𝐑𝐄𝐂𝐀𝐏] YEAR-END PARTY OF FINANCE AND BANKING FACULTY
[𝐑𝐄𝐂𝐀𝐏 𝐅𝐈𝐄𝐋𝐃𝐓𝐑𝐈𝐏] 𝐓𝐎 𝐄𝐗𝐈𝐌𝐁𝐀𝐍𝐊
[BEHIND THE DATA FINAL]
[𝐂𝐡𝐫𝐢𝐬𝐭𝐦𝐚𝐬 𝐠𝐚𝐭𝐡𝐞𝐫𝐢𝐧𝐠 𝐰𝐢𝐭𝐡 𝐢𝐧𝐭𝐞𝐫𝐧𝐚𝐭𝐢𝐨𝐧𝐚𝐥 𝐬𝐭𝐮𝐝𝐞𝐧𝐭𝐬]
[𝐑𝐄𝐂𝐀𝐏 𝐅𝐈𝐄𝐋𝐃𝐓𝐑𝐈𝐏] A VISIT TO EXIMBANK
[𝐑𝐄𝐂𝐀𝐏 𝐖𝐎𝐑𝐊𝐒𝐇𝐎𝐏] PERSONAL CAPACITY ASSESSMENT
[𝐑𝐄𝐂𝐀𝐏 𝐖𝐎𝐑𝐊𝐒𝐇𝐎𝐏] “SCIENTIFIC RESEARCH – QUALITATIVE & QUANTITATIVE ANALYSIS IN RESEARCH”
[𝐑𝐄𝐌𝐈𝐍𝐃 𝐖𝐎𝐑𝐊𝐒𝐇𝐎𝐏] PERSONAL CAPACITY ASSESSMENT
[𝐖𝐎𝐑𝐊𝐒𝐇𝐎𝐏] PERSONAL CAPACITY ASSESSMENT
Facebook Youtube Tiktok Zalo