NGÀNH LUẬT QUỐC TẾ

Việt Nam hiện nay đang là thành viên của WTO, BTA, EVFTA, CPTPP; những công ước và hợp tác quốc tế là cánh cửa của giao thương và hội nhập. Các hiệp định song phương và đa phương đã giúp Việt Nam mạnh dạng hơn trong phát triển kinh tế về sản xuất – thương mại khi tỉ lệ xuất khẩu hàng hoá của đất nước ngày càng tăng cao trong nhiều năm qua. Vì thế Khoa KHXH – Luật trường Đại học Hoa Sen đã thành lập ngành Thương Mại Quốc Tế với chuyên ngành Luật Thương Mại Quốc Tế khi nhận thấy được sự cần thiết về mặt kiến thức mà sinh viên sẽ rất cần khi bước vào con đường chinh phục thành công và trở thành những nhà lãnh đạo trong tương lai.

Một chuyến tàu xuất khẩu thành công cần rất nhiều kiến thức về Luật xuất nhập khẩu và các Hiệp định – Giao ước quốc tế (Nguồn: Internet)

KỸ NĂNG – NĂNG LỰC CHUYÊN MÔN

-Có và ứng dụng các kiến thức cơ bản về chính trị, pháp luật, kinh tế và khoa học xã hội, nhân văn cho việc giải thích, phân tích những vấn đề trong công việc và cuộc sống.

-Có khả năng đọc – hiểu văn bản pháp luật bằng tiếng nước ngoài nhằm cập nhật các ứng dụng Luật trong thương mại quốc tế.

-Có kỹ năng thực hành nghề nghiệp trong hoạt động tư vấn, thương lượng, hòa giải trong quá trình mua và bán hàng hoá quốc tế.

-Có kỹ năng nghiên cứu – tra cứu luật, biện luận, phản biện, tranh luận về các vấn đề liên quan đến luật thương mại quốc tế.

-Có kiến thức và ứng dụng những hiểu biết về Luật Thuế quan, Luật Hàng hoá, Luật Xuất – Nhập khẩu, Công ước – Hiệp định Quốc tế nhằm tư vấn và đưa ra quyết định trong công việc.

-Có kỹ năng và dự đoán được sự phát triển kinh tế trong tương lai và đưa ra chính sách ứng dụng luật phù hợp với thời điểm – bối cảnh.

-Có kỹ năng phân tích và đưa ra quyết định về sự biến động về thị trường toàn cầu về trao đổi hàng hoá, tiền tệ và Luật thuế quan.

Trọng tài Thương mại Quốc tế là người hoà giải khi xảy ra tranh chấp (Nguồn: Internet)

CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP TƯƠNG LAI

-Chuyên viên pháp chế trong các doanh nghiệp trong và ngoài nước, tổ chức kinh tế, ở các phòng pháp chế, nhân sự, Ban thư ký lãnh đạo doanh nghiệp.

-Chuyên viên pháp lý, thư ký nghiệp vụ, trợ lý cho luật sư tại các Công ty Luật, Văn phòng Luật sư, Văn phòng Công chứng, Văn phòng Thừa phát lại, Trung tâm bán đấu giá tài sản, Trung tâm hòa giải, Trọng tài thương mại, Trợ giúp pháp lý, Chuyên viên tư vấn ở các Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước.

-Thư ký, Thẩm tra viên trong Tòa án, Cơ quan Thi hành án dân sự; Chuyên viên, Kiểm tra viên trong Viện kiểm sát nhân dân, Công tác pháp luật trong cơ quan Công an nhân dân.

-Chuyên viên pháp chế tại các bộ phận: nhân sự, hành chính, tổng hợp, chính sách, tuyên truyền pháp luật, thư ký lãnh đạo ở các cơ quan: Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Sở, phòng, ban các cấp.

-Chuyên viên pháp lý trong các tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp, các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ (NGOs).

-Công tác nghiên cứu, báo cáo viên pháp luật trong các cơ sở đào tạo, đơn vị sự nghiệp về lĩnh vực pháp luật, tư vấn hoạch định chính sách công.

-Cơ hội nâng cao nghề nghiệp sau khi đáp ứng một số quy định của nhà nước về tiêu chuẩn, điều kiện để được cấp chứng chỉ hành nghề hay bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp:

  • Luật sư: tham gia khóa đào tạo nghề luật sư, trải qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự để cấp chứng chỉ hành nghề Luật sư.
  • Thẩm phán: có thời gian công tác thực tiễn theo quy định, tham gia khóa đào tạo nghiệp vụ xét xử, trải qua kỳ thi tuyển chọn để bổ nhiệm Thẩm phán Quốc gia.
  • Kiểm sát viên: có thời gian công tác thực tiễn theo quy định, tham gia khóa đào tạo nghiệp vụ kiểm sát, có năng lực thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp, trải qua kỳ thi tuyển chọn để bổ nhiệm làm Kiểm sát viên.
  • Chấp hành viên: có thời gian công tác thực tiễn, tham gia khóa đào tạo nghiệp vụ thi hành án dân sự, đạt kết quả kỳ thi tuyển chọn để bổ nhiệm Chấp hành viên.
  • Công chứng viên, Thừa phát lại, Đấu giá viên: tham gia khóa đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, có thời gian công tác thực tiễn, đạt kết quả tập sự hành nghề để cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định.
  • Công tác giảng dạy pháp luật: sau khi tham gia khóa đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, có thời gian công tác thực tiễn theo quy định.

CƠ HỘI THỰC TẬP ĐA DẠNG

Sinh viên khoa KHXH – Luật với kiến thức chuyên môn mà đội ngũ Giảng viên cùng phương pháp giảng dạy ứng dụng khoa học đổi mới sáng tạo cùng nhiều chương trình hoạt động ứng dụng thực tế; sinh viên sẽ có được cơ hội trải nghiệm một cách chuyên nghiệp khi thực tập công việc trong tương lai tại nhiều Văn phòng Luật sư, Văn phòng Công chứng, Cơ quan Nhà nước, Toà án, Trung tâm Trọng tài, Công ty tư vấn Luật, và đặc biệt là chuyến đi nước ngoài thăm các Văn phòng – Công ty Luật nổi tiếng.

image image image image