Đại học Hoa Sen

Chức năng – Nhiệm vụ


I. Vai trò và chức năng

Phòng Khảo thí – Đảm bảo chất lượng là đơn vị tham mưu và giúp việc cho Hiệu trưởng và các Phó Hiệu trưởng trong việc tổ chức thực hiện công tác khảo thí; thực hiện việc xây dựng, phát triển, quản lý chương trình đào tạo chính quy ở bậc đại học; phát triển hệ thống đảm bảo chất lượng giáo dục và đào tạo bên trong Trường; hướng dẫn và giám sát quy trình đảm bảo chất lượng giáo dục và đào tạo tại các đơn vị theo đúng mục tiêu và tiêu chuẩn chất lượng; định kỳ triển khai công tác đánh giá chất lượng, kiểm định chất lượng theo các tiêu chuẩn quốc tế và của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

II. Nhiệm vụ và quyền hạn

  1. Xây dựng chính sách về hoạt động khảo thí, quản lý chương trình đào tạo và đảm bảo chất lượng giáo dục của Trường đúng quy định, phù hợp với đặc thù của Trường nhằm đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo.
  2. Xây dựng các chương trình đào tạo chất lượng, các phương thức đào tạo hiệu quả phù hợp với sứ mạng, tầm nhìn của Trường và đáp ứng yêu cầu xã hội.
  3. Triển khai thực hiện công tác khảo thí
    – Xây dựng, ban hành, cập nhật các quy định, quy chế, quy trình liên quan đến công tác khảo thí.
    – Theo dõi và kiểm tra việc thực hiện các văn bản về công tác khảo thí sau khi được ban hành.
    – Phối hợp với Phòng Đào tạo đại học, Phòng Công nghệ thông tin, các khoa và các đơn vị liên quan khác xây dựng hệ thống ngân hàng đề thi, quản lý hệ thống ngân hàng đề thi.
    – Xây dựng và triển khai các chương trình, dự án hợp tác trong nước và quốc tế trong lĩnh vực khảo thí.
    – Nghiên cứu xây dựng phát triển các phương pháp kiểm tra, đánh giá mới.
    – Phân tích đánh giá chất lượng đào tạo trên dữ liệu khảo thí.
    – Tham gia các lớp tập huấn và tổ chức tập huấn cho giảng viên về công tác khảo thí.
  4. Triển khai thực hiện công tác đảm bảo chất lượng giáo dục
    – Xây dựng và thực hiện mục tiêu, chính sách, kế hoạch đảm bảo chất lượng và kiểm định chất lượng của Trường.
    – Làm đầu mối xây dựng cơ sở dữ liệu về đảm bảo chất lượng tại cơ sở, phối hợp với các đơn vị chức năng tổ chức thực hiện, hướng dẫn kiểm tra công tác đảm bảo chất lượng tại các đơn vị trong Trường, từ đó có những tham mưu cho Hiệu trưởng và các Phó Hiệu trưởng về việc nâng cao điều kiện đảm bảo chất lượng.
    – Tư vấn, hỗ trợ và theo dõi các đơn vị trong Trường thực hiện báo cáo tự đánh giá, đăng ký hoặc tổ chức triển khai các hoạt động kiểm định chất lượng và đánh giá chất lượng đồng cấp, là đầu mối triển khai hoạt động đảm bảo chất lượng của Trường.
    – Giám sát và kiến nghị các đơn vị liên quan thực hiện duy trì, phát triển các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo.
    – Có ý kiến với các Khoa về tổ chức giám sát, đảm bảo chất lượng giảng viên.
    – Phối hợp với các Khoa tổ chức đánh giá chất lượng giảng dạy, học tập, nghiên cứu và phổ biến các kinh nghiệm đào tạo.
    – Tham mưu đến Hiệu trưởng về việc lựa chọn bộ tiêu chuẩn và đơn vị đánh giá, kiểm định chất lượng giáo dục cấp Trường và cấp chương trình đào tạo.
    – Tổ chức các khóa tập huấn cho nhân sự thuộc Trường về hoạt động đảm bảo chất lượng, kiểm định chất lượng.
  5. Quản lý, rà soát, cải tiến chương trình đào tạo
    – Tham mưu cho Hiệu trưởng trong việc xác định mục tiêu đào tạo, quy mô đào tạo, cơ cấu ngành nghề, mở các ngành hoặc chuyên ngành mới; nghiên cứu các biện pháp cải tiến và hoàn thiện nội dung, chương trình, quy trình, giáo trình, phương pháp đào tạo và quản lý chất lượng đào tạo đại học.
    – Tham gia với các đơn vị đào tạo xây dựng, đánh giá, cập nhật, cải tiến chương trình đào tạo, đề cương môn học theo chuẩn mực quốc tế, đáp ứng nhu cầu xã hội, đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng của người học sau khi tốt nghiệp, đáp ứng yêu cầu liên thông giữa các trình độ.
    – Tổ chức nghiên cứu, xác định nhu cầu đào tạo làm cơ sở để xây dựng kế hoạch phát triển đào tạo và công tác đào tạo của Trường.
    – Xây dựng các văn bản và hướng dẫn về công tác quản lý chương trình đào tạo, học phần của Trường.
  6. Đề xuất với các Trưởng Khoa về việc tiếp tục hoặc ngừng ký hợp đồng đối với giảng viên thỉnh giảng; tiếp tục mời hoặc ngừng mời giảng viên cơ hữu và giảng viên thỉnh giảng tham gia giảng dạy các học phần.
  7. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo chỉ đạo, phân công của Hiệu trưởng và các Phó Hiệu trưởng.
Facebook Youtube Tiktok Zalo